[ad_1]
Tiền tệ là gì? Tiền có chức năng gì đối với Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung? Cách lưu thông tiền trên thị trường tài chính như thế nào? Mọi thắc mắc của bạn về loại tiền giấy sẽ được euf.edu.vn giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.
Tiền tệ là gì?
Tiền tệ là một phạm trù lịch sử, đây là loại sản phẩm mang tính tự phát trong nền kinh tế hàng hoá. Đồng thời đây là sản phẩm của phát triển dựa trên mâu thuẫn giữa lao động và phân công lao động.
Tiền tệ ra đời gắn liền với sự ra đời và sự phát triển của sản xuất.
Mac cho rằng, tiền tệ là một thứ hàng hoá đặc biệt, được tách ra khỏi thế giới hàng hoá, đây được xem như là thước đo lường và biểu hiện được giá trị của nhiều loại hàng hoá khác nhau. Tiền tệ thể hiện trực tiếp lao động xã hội và biểu hiện thông qua quan hệ sản xuất giữa những người sản xuất hàng hoá.
>>>>> Xem Thêm: 30 Tệ Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt
Quan điểm của N. Gregory Mankiw
Tiền tệ được xem là một khối lượng tài sản được sử dụng ngay để tiến hành giao dịch.
Quan điểm của Trường phái Trọng thương
Tiền đồng nghĩa với giàu có. Một quốc gia muốn làm giàu thì buộc phải tích lũy thật nhiều tiền.
Quan điểm của Frederic S. Mishkin
Tiền chính là định nghĩa chung được dùng cho bất cứ thứ gì được chấp nhận chung dùng để thanh toán hàng hóa hay dịch vụ, hoặc việc trả nợ.
Quan điểm của Trường phái Trọng nông
Tiền tệ chỉ là thứ hư tưởng, có tác dụng như chất bôi trơn hoạt động của bộ máy kinh tế. Bản thân của bộ máy này không hề chịu tác động nào đến từ tiền tệ.
Nguyên nhân ra đời của tiền tệ là gì?
Từ thời xa xưa, thời mà con người sống theo chế độ bộ lạc, cùng nhau sản xuất ra của cải vật chất và dùng chung, không có tính sở hữu cá nhân. Thời gian sau, sự tư hữu của cải và tư liệu cá nhân bắt đầu xuất hiện, muốn có đồ ăn thì con người bắt buộc phải tham gia lao động.
Một người khó mà có thể sản xuất ra được tất cả các của cải cần thiết, để có được thứ của cải mà họ mong muốn thì cần phải có sự trao đổi với nhau. Ban đầu, con người trực tiếp trao đổi hàng hoá với nhau như: đổi gạo lấy giày, đổi khoai với bò,…
Tuy nhiên việc trao đổi này không có sự đồng nhất, gây ra nhiều khó khăn khi trao đổi. Đặc biệt nó còn làm kìm hãm nền kinh tế.
Ở giai đoạn phát triển tiếp theo, người ta sử dụng những sản vật quý hiếm để làm vật trao đổi như lông cừu, muối, vỏ sò,…Người bán nhận vật trung gian từ người mua và dùng vật trung gian này trao đổi với người bán khác.
Tuy nhiên, những sản vật quý hiếm này phụ thuộc nhiều vào yếu tố tự nhiên, khó mang theo bên mình. Đôi khi còn cần phải chia nhỏ, làm giảm giá trị vốn có.
Tiền tệ được ra đời trong bối cảnh hàng hoá và nền kinh tế phát triển hơn, cần một vật ngang giá chung. Loại tiền tệ đầu tiên được đưa vào sử dụng là vàng, bạc. Tuy nhiên loại tiền này cũng rất khó mang theo và chia nhỏ nên ngày nay đã dùng tiền pháp định để đáp ứng nhu cầu về trao đổi hàng hoá.
Bản chất của tiền tệ là gì?
Tiền được xem là bất cứ thứ gì được chấp nhận chung trong thanh toán, dùng để đổi lấy hàng hoá, dịch vụ hoặc trả những khoản nợ.
Thực tế, định nghĩa này chỉ đưa ra một phần nhỏ các tiêu chí để nhận biết vật đó có phải là tiền tệ hay không. Hoàn toàn chưa giải thích được việc, tại sao lại chọn vật đó là tiền tệ.
Phải hiểu được bản chất chất của tiền tệ thì mới có thể giải thích được điều này.
Xét về bản chất, tiền tệ là vật trung gian dùng để môi giới trao đổi dịch vụ, hàng hoá và là phương tiện giúp cho quá trình trao đổi diễn ra một cách dễ dàng hơn.
2 thuộc tính giá trị của tiền và giá trị sử dụng sẽ thể hiện rõ được bản chất của tiền tệ:
- Giá trị sử dụng:
- Khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội, được sử dụng như vật trung gian để trao đổi hàng hoá. Người ta chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao đổi.
- Giá trị sử dụng của đồng tiền sẽ phụ thuộc vào quy định của xã hội, khi nào được xã hội thừa nhận thì chừng đó vật đó mới có tư cách tồn tại là tiền tệ. Lý do này cũng là lý do để giải thích việc cho những đồng tiền trong lịch sử đã biến mất.
- Giá trị của tiền:
Yếu tố này được thể hiện rõ qua sức mua của tiền tệ, khả năng của tiền khi trao đổi đổi được ít hay nhiều hàng hoá. Dù vậy, khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới góc mua từng hoà hoá nhất định, mà dựa trên toàn thể các hàng hoá trên thị trường.
Các chức năng của tiền tệ
Chức năng của tiền tệ theo C.Mác cụ thể như sau:
Thước đo giá trị
Tiền tệ được dùng để biển hiện và đo lường giá trị của hàng hoá. Muốn đo lường được giá trị của hàng hoá thì bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị.
Sử dụng tiền đế đo giá trị của hàng hóa tương tự như việc đo khối lượng bằng đơn vị kilogam hoặc đo khoảng cách bằng đơn vị kilômét. Nhìn vào thực tế của nền kinh tế chúng ta sẽ biết được tại sao chức năng này lại quan trọng.
Giả dụ, trong một nền kinh tế chỉ có 3 mặt hàng muối, gạo, vải thì chỉ có thể dùng 3 thứ này để trao đổi với nhau. 1 kg gạo tính bằng bao nhiêu kg muốn, giá của một mét vải bằng bao nhiêu kilôgam gạo, giá 1 mét vải bằng bao nhiêu kg muối.
Hay nếu nền kinh tế có 10 mặt hàng, vậy chúng ta sẽ có 45 giá để trao đổi các mặt hàng với nhau, 100 mặc hàng chúng ta sẽ có 4950 giá và 1000 mặt hàng sẽ có 499.500 giá.
Phương tiện lưu thông
Tiền được sử dụng làm vật môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá, để thực hiện được chức năng này thì đòi hỏi cần có tiền mặt. Quá trình trao đổi lấy tiền làm trung gian được gọi là trung gian hàng hoá.
Quá trình lưu thông hàng hóa sẽ được thực hiện theo công thức H-T-H. Trong đó, T là tiền mặt và H là hàng hoá. Khi sử dụng tiền mặt là môi giới để trao đổi hàng hoá thì hành vi mua và bán có thể tách rời nhau về không gian lẫn thời gian.
Tuy nhiên nếu không nhất trí giữa việc mua và bán, sẽ rất dễ gây ra khủng hoảng kinh tế. Trong mỗi nền kinh tế, ở mỗi thời kỳ nhất định, việc lưu thông hàng hoá luôn đòi hỏi cần một lượng tiền nhất định để lưu thông.
Số tiền lưu thông trên thị trường phụ thuộc vào quy luật chung của việc lưu thông tiền.
Phương tiện cất trữ
Khi tiền được dùng làm phương tiện cất trữ, tức là nó đã bị rút khỏi lưu thông và đưa vào cất trữ. Do tiền đại biểu cho của cải của xã hội nên cất giữ tiền là cất giữ của cải.
Để thực hiện được chức năng là phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị. Nếu sản xuất tăng thì lượng tiền cất trữ sẽ được đưa vào lưu thông, nếu giảm thì một phần tiền sẽ được rút khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
Phương tiện thanh toán
Tiền được dùng làm phương tiện thanh toán, trả tiền mua chịu hàng, trả nợ, nộp thuế,…Tiền tệ có chức năng làm phương tiện thanh toán bằng thẻ tín dụng, phương tiện thanh toán, tiền mặt, séc,…
Khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định, đủ độ tin tưởng sẽ nảy sinh tình trạng mua bán chịu. Người bán trở thành chủ nợ, người mua trở thành con nợ. Nếu đến hạn thanh toán mà người mua không thanh toán nợ cho người bán, điều này sẽ dẫn đến phá vỡ hệ thống, khả năng khủng hoảng kinh tế cũng tăng cao hơn.
Tiền tệ thế giới
Khi việc trao đổi buôn bán được mở rộng ra với các quốc gia khác nhau, tiền tệ lúc này được chấp nhận là phương tiện thanh toán quốc tế. Việc đổi tiền giữa các quốc gia khác nhau được dựa trên tỷ giá hối đoái.
Ví dụ: Khi đi du lịch nước ngoài bạn cần phải đổi tiền, tỷ giá hối đoái của 1 USD = 23,000VND.
Quy luật lưu thông tiền tệ là gì?
Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật số tiền cần lưu thông hàng hóa trong mỗi thời kỳ nhất định. Khi tiền chỉ mới thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông thì sẽ được tính theo công thức:
M=P*Q/V
Trên đây là những thông tin giải đáp về tiền tệ là gì? Mong rằng qua bài viết này, quý độc giả có thêm nhiều kiến thức hay về tiền tệ để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Hãy theo dõi euf.edu.vn để biết thêm nhiều thông tin bổ ích về tài chính bạn nhé.
[ad_2]